phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính dự đoán điểm mua hoặc bán

author
9 minutes, 0 seconds Read

Phân tích kỹ thuật thị trường tài chính cung cấp cho bạn các công cụ để bắt đầu công việc đầu tư của mình bao gồm: những xu thế dao động giá, các mẫu hình tăng trưởng giá, những chỉ báo về hướng đi, sức mạnh của giá cả các tài sản trên thị trường tài chính

Phân tích kỹ thuật là gì?

Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu về các biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị, nhằm dự đoán xu hướng giá trong tương lai.

Thuật ngữ “biến động thị trường” bao gồm ba nguồn thông tin cơ bản có sẵn – giá, khối lượng giao dịch và số lượng hợp đồng chưa tất toán (open interest). Trong đó, số lượng hợp đồng chưa tất toán chỉ được sử dụng trong giao dịch tương lai và giao dịch quyền chọn.

Lý thuyết DOW – nền tảng của phân tích kỹ thuật

Lý thuyết Dow được đặt theo tên của Charles Dow, người đã đề ra thuyết này. Ông cũng được biết đến là người sáng lập chỉ số Trung bình công nghiệp Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ. Lý thuyết Dow được biết đến là nền tảng cơ bản để vận dụng trong việc phân tích kỹ thuật chứng khoán. Các biến động của cổ phiếu trên thị trường đều có những thay đổi theo những giả thiết:

Xu hướng chính không bị thao túng

Thị trường chứng khoán luôn vận động theo một xu hướng chung trước khi có tín hiệu đảo chiều thật sự. Theo đó, khi xu hướng chính được thiết lập (bao gồm xu hướng tăng và giảm) thì thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này. Việc điều chỉnh xu hướng chỉ có thể diễn ra trong thời gian ngắn.

Giá cả phản ánh tất cả

Trái ngược với phân tích cơ bản khi giá cổ phiếu hay sự thay đổi các chỉ số trên thị trường chứng khoán nói chung bị ảnh hưởng bởi những tin tức từ doanh nghiệp hay tình hình kinh tế vĩ mô. Đối với phân tích kỹ thuật, giá cổ phiếu đã phản ánh được mọi thông tin, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư mà tại đó, những yếu tố cơ bản có thể không cần xét tới.

Lý thuyết Dow không hoàn toàn chính xác

Lý thuyết Dow chỉ giúp nhà đầu tư nhìn nhận xu hướng chính của thị trường. Tuy nhiên, những thay đổi ngắn hạn khó có thể áp dụng. Lý thuyết này chỉ ra những nền tảng cơ bản nhưng việc áp dụng sẽ có sự khác nhau của từng nhà đầu tư, vì vậy, không phải lúc nào việc phân tích cũng đưa cùng một kết quả.

Các yếu tố cơ bản tạo nên phân tích kỹ thuật

Những người theo đuổi trường phái phân tích kĩ thuật luôn tin tưởng rằng giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin, và giá của các cổ phiếu sẽ dịch chuyển theo xu thế chung của thị trường, và điều quan trọng nhất là: lịch sử sẽ lặp lại. Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính của phân tích kĩ thuật và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai.

 

Trong khi giá trị không đóng vai trò chính trong phân tích kỹ thuật thì cũng có nhiều con đường để nhà phân tích kỹ thuật có thể kết hợp yếu tố giá trị vào phân tích của mình. Ví dụ như giá trị có thể được dùng quyết định đường hỗ trợ hoặc kháng cự trên biểu đồ giá.

Một trong những thế mạnh lớn của phân tích kỹ thuật là sự thích dụng của nó trong bất kì phương thức giao dịch nào và vào với bất kì khoản thời gian giao dịch nào. Không có một phần nào trong giao dịch chứng khoán hay các chứng khoán phái sinh mà phân tích kỹ thuật không thể ứng dụng được.

Một nhà phân tích đồ thị có thể sử dụng đồ thị trong bất kì và bao nhiêu thị trường tùy thích, nhưng điều này là không thể với một người sử dụng phân tích cơ bản. Điều này là do với mỗi thị trường một người áp dụng phân tích cơ bản sẽ phải xử lý một khối lượng  dữ liệu khổng lồ, nó cũng nói lên tại sao một người phân tích cơ bản chỉ có thể chuyên vào một hay một nhóm nhỏ chứng khoán nhất định – những ưu thế này của phân tích kỹ thuật là không thể bỏ qua.

Vì vậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó.

Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:

  • Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng là phương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổ phiếu).
  • Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạng thức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai.
  • Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu.
  • Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là không đổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự, và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại.

Để thực hiện PTKT, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart). Thông qua đó, nhà PTKT sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bình động, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger…

Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ý tưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal. Lý thuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹ thuật với các chỉ báo quan trọng nhất.

THAM KHẢO KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *